Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Niềng răng móm có đau không? - Peace Dentistry

1/ Những nguyên nhân gây ra móm thường gặp:

Yếu tố di truyền: Nguyên nhân gây móm có 90% tỷ lệ xuất phát do yếu tố di truyền. Điều đó nghĩa là nếu cha mẹ, ông bà có người bị móm bẩm sinh (không tính móm do ngoại lực, tuổi tác) sẽ dễ di truyền sang đời sau. Những người bị móm di truyền sẽ có các đoạn gen ức chế hàm trên phát triển hoặc gen khiến hàm dưới quá phát. Từ đó tạo ra sự mất cân bằng giữa 2 hàm và tạo ra hiện tượng móm.

Thói quen xấu: Những tật xấu mút tay, ngậm núm giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng cũng có thể là lý do gây móm. Duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài sẽ khiến răng cửa dần bị sai lệch, nặng hơn là làm xương hàm phát triển không đúng cách và tạo ra móm

Mất răng: Nếu vì lý do nào đó bị mất răng & không phục hồi sớm thì cũng dễ gây ra hiện tượng móm. Lý do vì khu vực bị mất răng sẽ sớm bị tiêu xương, từ đó làm lợi bị tụt và hàm răng trở nên xô lệch. Đặc biệt khi mất răng hàm trên, xương hàm bị tiêu lâu sẽ khiến diện tích hàm trên bị ngót lại, từ đó gây ra móm. Càng mất nhiều răng thì biểu hiện móm ra ngoài sẽ càng rõ.

2/ Các phương pháp niềng răng móm hiện nay:

Hiện nay niềng răng là phương pháp điều trị răng móm hiệu quả được rất nhiều người lựa chọn và các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Phương pháp này giúp họ sở hữu hàm răng thẳng, đều và đúng khớp cắn. Khó khăn trong quá trình ăn nhai được giải quyết đồng thời giúp gương mặt trở nên cân đối, hài hòa, tính thẩm mỹ cao.

a/ Niềng răng mắc cài kim loại:

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha truyền thống, giúp khách hàng cải thiện các khiếm khuyết của răng như lệch lạc, răng hô, răng móm,… Đây là phương pháp điều chỉnh các răng hiệu quả được áp dụng khá phổ biến hiện nay.

Khi lựa chọn điều trị răng móm bằng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, khách hàng sẽ được bác sĩ chỉnh nha gắn các khí cụ cố định vào các răng. Có 2 dạng phổ biến là niềng răng mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc. Đối với mắc cài thường bác sĩ sẽ dùng dây thun nha khoa để cố định các mắc cài và gắn vào từng răng. Còn đối với niềng răng mắc cài tự buộc, bác sĩ sử dụng hệ thống nắp trượt tự động để cố định các mắc cài, giữ dây cung. Khi đó dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài. Vì vậy giảm tối đa lực ma sát đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

b/ Niềng răng mắc cài sứ:

Tương tự như phương pháp truyền thống, niềng răng mắc cài sứ cũng sử dụng hệ thống các mắc cài, dây cung để tạo lực kéo, đẩy các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Điểm khác biệt là các mắc cài được làm bằng chất liệu sứ cao cấp. Do có màu gần giống với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ, nếu không để ý thì khó có thể nhận ra bạn đang niềng răng.

Phương pháp niềng răng này phù hợp với những người quan tâm đến tính thẩm mỹ. Họ có công việc thường xuyên phải giao tiếp hoặc có tâm lý lo sợ sẽ bị “xấu đi” khi đeo mắc cài niềng răng.

c/ Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại mặt trong:

Niềng răng mặt trong là phương pháp niềng răng gắn cố định các khí cụ (mắc cài, dây cung, dây thun nha khoa) vào mặt bên trong của răng. Kỹ thuật này khác với phương pháp truyền thống gắn mắc cài vào mặt ngoài của răng.

Đây được xem như một bước tiến mới trong ngành chỉnh nha. Niềng răng mắc cài mặt trong giúp bạn có thể vừa cải thiện tình trạng răng móm, điều chỉnh các răng đúng khớp cắn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt. Tuy nhiên, kỹ thuật niềng răng mắc cài mặt trong khá phức tạp vì vậy bạn cần lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín chất lượng và đặc biệt nha sĩ thực hiện phải giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao.

d/ Niềng răng không mắc cài Invisalign:

Niềng răng trong suốt hay còn gọi là niềng răng Invisalign, niềng răng trong suốt là loại niềng tối ưu nhất về mặt thẩm mỹ. Phương pháp này sử dụng các khay răng trong suốt để đeo vào hàm. Từ đó cố định và điều chỉnh vị trí răng. Các khay này sẽ được thiết kế riêng biệt với hàm răng của từng người và điều chỉnh liên tục để đem lại hiệu quả dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Vì trong suốt nên nếu không chú ý kĩ, ngay cả khi đứng gần thì người khác cũng khó mà nhận ra bạn đang đeo niềng. Tuy vậy, phương pháp này có khả năng điều chỉnh răng không cao. Không phù hợp với tình trạng móm nặng, sai lệch khớp cắn nhiều.

Xem thêm: niềng răng móm giá bao nhiêu

3/ Niềng răng móm có đau không?

Trên thực tế niềng răng móm cũng như bao trường hợp niềng răng khác. Bạn có thể gặp phải cảm giác khó chịu vào một số thời điểm. Nhưng nhìn chung khi bạn đã làm quen với nó thì mọi việc đều sẽ dễ dàng hơn. Cụ thể là vào thời gian đầu khi gắn mắc cài, bạn sẽ có cảm giác lạ lẫm và không quen với vật lạ trong miệng mình. Đồng thời cảm giác đau nhức cũng sẽ xuất hiện do có lực kéo răng. Bạn có thể sẽ ê ẩm và chỉ có thể ăn cháo trong vài ngày đầu. Tuy nhiên sau đó thì cảm giác này sẽ qua đi.

Việc niềng răng có thể kéo dài khoảng từ 18-24 tháng. Vì vậy, bạn phải đến nha sĩ rất nhiều lần để điều chỉnh lực kéo cho phù hợp với vị trí mới của răng. Thường là định kỳ mỗi tháng 1 lần. Mỗi lần như vậy, răng phải chịu lực siết mới nên bạn có thể thấy đau nhức nhẹ trong vòng 1-2 ngày.

Nhìn chung, niềng răng không hề dễ chịu. Nhưng một khi bạn đã quen với nó thì bạn sẽ không còn chú ý đến sự khó chịu đó nữa. Đổi lại, lợi ích khi thay đổi hàm răng là rất lớn. Vì vậy, nếu có điều kiện để niềng răng thì bạn nên cân nhắc niềng càng sớm càng tốt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét